GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÃ TIÊN AN - HUYỆN TIÊN PHƯỚC - 
TỈNH QUẢNG NAM

         

I. Vị trí địa lý:

Tiên An là xã miền núi cách trung tâm huyện lỵ Tiên Phước 12 km về hướng Tây Nam, nằm dọc theo tuyến ĐH Tiên Thọ- Tiên Hiệp và Tiên Cảnh-Tiên An.

- Phía Đông giáp xã Tiên Lộc, Tiên Lập huyện Tiên Phước

          - Phía Tây giáp xã Tiên Hiệp

          - Phía Nam giáp xã Trà Đông huyện Bắc Trà My

          - Phía Bắc giáp xã Tiên Cảnh

          Xã nằm dọc theo tuyến ĐH Tiên Thọ- Tiên Hiệp- Tiên Cảnh

- Địa hình: Xã Tiên An có địa hình phức tạp dạng đồi núi trung du, độ cao khoảng từ 60 m đến 300 m so với mực nước biển. Diện tích đồi núi chiếm trên 64% diện tích tự nhiên. Địa hình bị chia cắt do nhiều sông suối, địa hình thấp dần từ Đông sang Tây.

          Dân cư và đất nông nghiệp phân bố chủ yếu tại dải đất thấp thuộc thung lũng sông trạm và các chi lưu của nó.

          - Khí hậu: Mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Bắc, các chỉ số khí hậu thời tiết rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng, con vật nuôi; tuy nhiên lượng mưa, lượng nhiệt phân bố không đồng đều theo mùa gây ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí mùa vụ cũng như sinh hoạt đời sống nhân dân.

          Nhìn chung, xã Tiên An có địa hình chia cắt mạnh, giao thông không thuận lợi, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

II. Khái quát tài nguyên của xã

    2.1. Tài nguyên đất và rừng

Tổng diện tích đất tự nhiên: 2.516,69 ha; trong đó: đất nông nghiệp: 2015,9844 ha. Trong đó: đất trồng cây hàng năm: 226,1298 ha ( đất lúa: 134,1878 ha), đất cây lâu năm 162,5546 ha; đất lâm nghiệp (rừng sản xuất): 1623,5 ha, đất sản xuất CN-TTCN, TM-DV: 0,18 ha; đất dân cư: 126,926 ha

Tiên An phần lớn là đất lâm nghiệp chiếm 64,51 %  so với tổng diện tích đất tự nhiên, ngoài diện tích rừng khoanh nuôi ra còn lại là đất rừng, đất đồi trọc trồng keo lá tràm; đất gò đồi, đất vườn chủ yếu được bố trí trồng cây dó bầu, cây quế, tiêu, các loại cây ăn trái khác như mít, thanh trà, bưởi, sầu riêng, măng cụt…; đất màu trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu phụng, các loại cây lương thực, thực phẩm như: sắn, lang, ngô, đậu các loại.

Nhìn chung đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế vườn còn nhiều nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng cũng như việc đầu tư chưa đúng mức để đưa vào sử dụng có hiệu quả. 

    2.2. Tài nguyên khoán sản.

          - Tiên An  có khu vàng sa khoáng chạy dọc theo sông Trạm, vàng đá ở khu vực Rừng Dẽo ( thôn 5).

          - Khu quặng đá đen tại thôn 3.

2.3 Tài nguyên nước:

* Nguồn nước mặt: cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của nhân dân là chủ yếu, nước bắt nguồn từ các khe núi chảy ra qua các nhánh hố đỗ dồn về các suối lớn như suối Vực Vin về suối Khởi- thôn 4;, suối vàng, suối Rang- thôn 3; suối Liêu, hố Ốc- thôn 2, các dòng suối này khi mưa đổ về Sông Trạm tạo thành dòng sông chính.

          * Nguồn nước ngầm: Thay đổi theo điều kiện địa hình, dao động bình quân từ 6-10m, đây là nguồn nước tương đối tốt phục vụ sinh hoạt hằng ngày cho nhân dân.

         

3. Nhân lực:

          Dân số 4.555 người, tốc độ tăng dân số năm 2017 so với năm 2016 là: 0,67%; tổng số hộ  hộ 1.064 hộ . Mật độ dân số bình quân là 149 người/km2.

          Tổng số lao động là 2.210 người (chiếm 48,52 % so với tổng dân số), trong đó lao động trong độ tuổi là 1920 người, lao động nông nghiệp chiếm  86,46%, lao động phi nông nghiệp chiếm  13,64%.

          V. Lịch sử hình thành:

Trước năm 1945, Tiên An gồm 3 xã nhỏ là Bàn An, An Xá và Đồng Thượng. Năm 1947 ta xác nhập 3 xã trên thành xã Tiên An. Năm 1955 chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên thành Phước An. Năm 1962 địch cắt Phước An về quận Hậu Đức. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, ta đổi lại tên thành xã Tiên An thuộc huyện Tiên Phước.

          Do đặc điểm về địa lý và lịch sử hình thành lên xã Tiên An đã trở thành một địa bàn chiến lược quan trọng trong việc giao lưu phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của huyện.

          Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Tiên An là hậu phương vững chắc của cách mạng, Quân khu 5 đã chọn Hang Dơi là nơi chế tạo thuốc súng và chế tạo giấy để phục vụ tiền tuyến ở mặt trận trong tỉnh và Hạ Lào. Huy động hàng nghìn lượt người tham gia dân công phục vụ tiền tuyến ở các mặt trận trong tỉnh và Hạ Lào.

          .Trong 21 năm chống Mỹ cứu nước, với truyền thống đấu tranh kiên cường, dù bị tổn thất nặng nề nhưng quân và dân Tiên An vẫn ngày đêm vững tin vào Đảng, vào cách mạng, vượt qua bao khó khăn gian khổ và sự tàn bạo của địch để tiếp tục đấu tranh, phát triển lực lượng, nuôi giấu che chở cán bộ.

          Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, quân dân Tiên An đã huy động lực lượng tham gia mở đường, vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ các đơn vị chủ lực. Đồng thời lực lượng du kích xã đã tham gia chiến đấu liên tục trong suốt chiến dịch đã góp phần giải phóng hoàn toàn huyện Tiên Phước vào ngày 10/3/1975.

          Hòa cùng công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, cán bộ và nhân dân trong xã phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, tập trung trí tuệ, sức lực, khai thác tối đa các nguồn nội lực, tranh thủ sự đầu tư của Trung ương, tỉnh, các chương trình, dự án, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của xã, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

 

IV. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong những năm qua                                             

         

1. Kết quả các lĩnh vực kinh tế

Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: tổng diện tích gieo sạ hàng năm 212,6 ha,  năng suất bình quân cả năm đạt từ 49- 51 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt 1.224,9 tấn.

Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc duy trì 1.010 đến 1.280 con, bò lai sind chiếm 65% so với tổng đàn, đàn gia súc ổn định và không có dịch bệnh xảy ra, từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị thương phẩm, tăng thu nhập cho nhân dân.

Ngoài ra trên địa bàn xã tại thôn 6 có 15 hộ nuôi gà thả vườn, bình quân mỗi nhà trên 100 con đang duy trì tốt và nhân rộng ra toàn xã.

 - Kinh tế vườn:

  Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức tuyên tuyền, vận động, đồng thời tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ các chương trình dự án của trên như chương trình 135, phát triển vùng, Nghị quyết 18, 19 của HĐND Huyện, các cơ chế hỗ trợ của Chính phủ, UBND tỉnh, tập trung phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, gia trại. Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn xã có 01 trang trại kinh tế tổng hợp, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Đến nay có  tổng số 22 hộ tham gia các mô hình KTV, trong đó 1010 chói tiêu, 200 cây thanh trà, 50 cây măng cụt, 0.25 ha dó bầu.

- Công tác phòng chống lụt bão và di dời lánh nạn:

Hằng năm đều tổ chức xây dựng kế hoạch, phương án PCLB, di dời lánh nạn, đánh giá cũng như khắc phục kịp thời những hậu quả do thiên tai gây ra. Phối hợp với Ban quản lý tái định cư huyện đền bù giải tỏa đất và tài sản trên đất, tổ chức phân lô cho nhân dân làm nhà tại các khu TĐC, tính đến cuối năm 2015 đã bố trí xây dựng 162 nhà cho những hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lỡ.  Nhìn chung nhân dân đã cơ bản ổn định cuộc sống, hạ tầng phục vụ nhu cầu dân sinh cơ bản được đầu tư xây dựng.

- Về kết quả phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ:

Ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mạnh nhất là ngành khai thác, chế biến trầm hương, trầm cảnh thu hút đông đảo người dân tham gia, tạo thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, hiện nay có hơn 50 hộ tham gia.

          - Về thương mại dịch vụ, xây dựng: Các hoạt động mua bán trao đổi, giao thương hàng hóa có bước phát triển, tổng giá trị về thương mại đạt 6  tỷ đồng/ năm.

         

- Tài chính ngân sách: Tổng thu ngân sách xã trong 5 năm trở lại đây là 25,097/13,703 tỷ đồng, đạt 183,15 % kế hoạch; bình quân hằng năm tăng 16,63 % trong đó: thu các khoản xã hưởng 100 % là 307,829/167,100 triệu đồng đạt 184,2%; thu phân chia theo tỷ lệ 187,484/153,450 triệu đồng đạt 122,18%. Tổng chi ngân sách 26,014 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên 19,907/12,545 tỷ đồng; chi xây dựng cơ bản 3,053 tỷ đồng. Hằng năm tổ chức huy động nhân dân đóng góp các khoản nghĩa vụ nhà nước hoàn thành sớm và đạt 100% kế hoạch.

2. Lĩnh vực Văn hóa xã hội:

Công tác giáo dục có những chuyển biến tích cực, đến nay 100% trẻ hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi đủ điều kiện vào lớp 1, tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu học 100%, tốt nghiệp THCS đạt 100%; giữ vững kết quả phổ cập Tiểu học và THCS đúng độ tuổi, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng. Đến nay 3 trường đã cơ bản đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1 đó là trường THCS Nguyễn Viết Xuân, trường Tiểu học, Mẫu giáo.

Hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc người có công tạo được sự đồng thuận, tham gia tích cực của toàn xã hội. Trong những năm qua đã giải quyết cơ bản về nhà ở cho gia đình chính sách, người có công. Làm hồ sơ đề nghị phong tặng 05 Mẹ VNAH,  truy tặng 16 mẹ Việt Nam anh hùng. Các chính sách ưu đãi đối với người có công tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.

Chỉ đạo thực tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết kịp thời các chế độ cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm và chú trọng đúng mức, đã thực hiện cho vay bằng nhiều nguồn vốn qua các kênh hội với số tiền là 23 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 50,45% năm 2010 đến năm 2017 giảm còn 18,6%. Bình quân hằng năm giảm 4,55 %.

- Công tác dân tộc: Trên địa bàn xã Tiên An có 21 hộ, 85 khẩu đồng bào dân tộc cor. Nhìn chung đời sống đồng bào ngày càng được cải thiên và nâng cao, đồng bào tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương.  

- Thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được thường xuyên quan tâm, tiêm chủng mở rộng đạt 100%. Tiếp tục thực hiện các tiêu chí để xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế một cách bền vững. Tỷ lệ đội ngũ y sỹ đạt 1,16/ 1000 dân, y đức của đội ngũ nhân viên Trạm y tế được nâng lên.

- Tổ chức trang trí trực quan trang nghiêm nhân các ngày Lễ lớn, làm mới cổng chào, panô; thay mới cờ phướn; xây dựng cảnh quan, vệ sinh môi trường sạch, đẹp. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được phát động mạnh mẽ, tham gia tốt các hoạt động do huyện tổ chức.

- Công tác xây dựng đời sống văn hóa, thôn, tộc họ, cơ quan, gia đình văn hóa được quan tâm thực hiện đảm bảo. Đẩy mạnh công tác truyền thanh, thông tin để tuyên truyền những chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân.

     Đến nay xã đạt được 11/19 tiêu chí, phấn đấu từ nay đến năm 2020 hoàn thành 8 tiêu chí còn lại.

 

CÁC HÌNH ẢNH ĐẶC TRƯNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Hang Dơi Tiên An

Thác Ồ Ồ : Đây là con thác đầu nguồn giáp giới giữa 2 xã Tiên An- Tiên Lập. Đoạn thác trãi dài khoảng 150 m, gồm nhiều tảng đá lớn xếp từng tầng tạo nên một thác nước lớn, Nhiều tảng đá lớn dọc theo hai bên bờ cùng với nhiều cây xanh tạo khung cảnh mát mẻ, thích hợp với các buổi dã ngoại.

                                                                  

Thông báo


LIÊN KẾT WEBSITE

THĂM DÒ Ý KIẾN


Bạn cảm thấy website của chúng tôi như thế nào ?



Kết quả bình chọn

Bạn cảm thấy website của chúng tôi như thế nào ?

Đẹp
 
13.1%
8 Phiếu
Rất đẹp
 
0%
0 Phiếu
Bình thường
 
3.3%
2 Phiếu
Xấu
 
83.6%
51 Phiếu
Tổng cộng: 61 Phiếu
X

DỰ BÁO THỜI TIẾT

Error An error has occurred.
Error: DỰ BÁO THỜI TIẾT is currently unavailable.

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TIÊN AN, HUYỆN TIÊN PHƯỚC
Địa chỉ: Xã Tiên An - Tiên Phước - Quảng Nam
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập